Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Hồ sơ vụ án Lê Văn Mạnh Thanh Hoá

Hồ sơ vụ án Lê Văn Mạnh

Côn an Hoàn kiếm đàn áp mẹ Lê Văn Mạnh tại Hà nội

1. Tiểu sử:
Lê Văn Mạnh, sinh ngày 25/12/1982 tại Thanh Hóa.
Địa chỉ: Thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Gia đình:
Bố: Lê Văn Chính, mẹ: Nguyễn Thị Việt
Vợ: Nguyễn Thị Thanh Bình
Con: Con trai Lê Văn Kiên, sinh năm 2004 và con gái Lê Thịnh Hà, sinh năm 2005.

Bị bắt ngày 20/04/2005 tại nhà, thôn 4, xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa.
Tội danh bị cáo buộc: “Giết người” , “Hiếp dâm trẻ em”, “Cướp tài sản”.
Ngày 29/07/2005, Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết án tử hình vì 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”.
Ngày 27/10/2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội hủy bỏ tội danh “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”, giao tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra.
Ngày 13/03/2006, Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết án tử hình vì 2 tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Ngày 26/07/2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình.
Ngày 23/04/2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị 2 bản án trước đó và giao hồ sơ về Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết vụ án từ giai đoạn điều tra.
Ngày 04/06/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm và hủy bỏ 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm gần nhất.
Ngày 29/07/2008, Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết án tử hình vì tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”.
Ngày 25/11/2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình.
Ngày 16/10/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa gửi thông báo về gia đình biết về việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh để gia đình làm đơn nhận tử thi đưa về an táng. Thời hạn cuối cùng nhận đơn là ngày 26/10/2015.
2. Tiến trình vụ án:
Ngày 21/03/2005, xảy ra một vụ Giết người và Hiếp dâm tại xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa. Nạn nhân là Hoàng Thị Loan, sinh ngày 15/08/1991.
Vào lúc 17 giờ ngày 21/03, Hoàng Thị Loan đi ra bờ sông Cầu Chày, thuộc địa phân xã Yên Thịnh đi vệ sinh. Đến tối, gia đình phát hiện Loan mất tích liền tổ chức đi tìm nhưng không phát hiện. Đến 13 giờ ngày 22/03/2005, phát hiện xác Loan tại bờ sông Cầu Chày thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
Khám nghiệm tử thi xác định:
- Có vết tụ máu ở vùng mi và mí mắt phải.
- Cổ bị thắt bởi áo của nạn nhân.
- Nách bị xây xát.
- Âm hộ chứa chất dẻo, tổn thương. 
- Tầng sinh môn tổn thương, tụ máu.
- Màng trinh bị rách.
- Rách da đầu.
- Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận trong dịch âm đạo của nạn nhân có xác tinh trùng (ít) (BL 147)

Ngày 30/03/2005, Tổ chức giám định pháp y Thanh Hóa kết luận Hoàng Thị Loan chết do thắt cổ, trên nạn nhân có ngạt nước, có bị hiếp dâm ( BL 145-146).
Ngày 20/04/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/04/2005 của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn.
Ngày 23/ 04/2005, xuất hiện bức thư của Lê Văn Mạnh từ trong tù gửi cho bố với nội dung nhận tội, công an thu giữ bức thư này làm bằng chứng kết tội.
Từ 2005-2008, Lê Văn Mạnh trải qua tổng cộng 07 phiên tòa bao gồm 03 lần sơ thẩm, 03 lần phúc thẩm và 1 lần giám đốc thẩm. Trong tất cả các phiên tòa có mặt, Mạnh đều phản cung, tố cáo rằng mình bị đánh đập dã man bởi các phạm nhân cùng phòng và điều tra viên. Phiên xử phúc thẩm gần nhất vào ngày 25/11/2008 của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vẫn kết án tử hình đối với Lê Văn Mạnh.
Ngày 16/10/2015, gia đình Mạnh nhân được thông báo từ Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc chuẩn bị tiến hành thi hành án tử hình.
3. Những sai phạm trong quá trình tố tụng hình sự:
3.1 Không xác định ADN mẫu xác tinh trùng trong người nạn nhân:
Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận trong dịch âm đạo nạn nhân Hoàng Thị Loan có xác tinh trùng đã chết. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không hề giám định xem mẫu tinh trùng này có chính xác của Lê Văn Mạnh không.
3.2 Lấy lời khai trẻ em không có người giám hộ:
Em Lê Thị Lệ, thời điểm đó mới 9 tuổi, em gái Lê Văn Mạnh bị điều tra viên đến lấy lời khai tại trường học. Tuy có sự hiện hiện của cô giáo, nhưng đây không phải là người giám hộ được sự đồng ý của gia đình. Gia đình cũng không hề được thông báo về việc lấy lời khai của em.
3.3 Chứng cứ kết án chỉ dựa vào lời khai nhận của bị cáo:
Tất cả chứng cứ kết án Lê Văn Mạnh đều là lời khai của bị cáo hoặc bức thư bị cáo gửi ra ngoài trong thời gian tạm giam và không có ai làm chứng việc Lê Văn Mạnh viết bức thư trong thời điểm nào, tình trạng ra sao.
Ngoài ra, cơ quan công an còn dựa vào lời khai của các phạm nhân cùng phòng nói rằng “Mạnh thú tội trong thời giam bị giam” để làm bằng chứng kết tội. Việc này không hề có ai ngoài những người bị giam chung nói, nên không hề có giá trị pháp lý.
3.4 Thời gian chết trong các phiên tòa án không trùng với thời gian trong biên bản khám nghiệm hiện trường và giám định pháp y:
Theo bản khám nghiệm hiện trường và trưng cầu pháp y của Cơ quan pháp y Thanh Hóa, thời gian chết của nạn nhân Loan là 17 giờ. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng các phiên tòa nêu ra rằng Loan chết lúc 17 giờ 30 phút. Thời gian 30 phút ảnh hưởng quan trọng đến việc ngoại phạm hay không của bị cáo. Đây là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án rất nghiêm trọng.
3.5 Bị cáo từ chối luật sư chỉ định nhưng tòa vẫn tiến hành xét xử
3.6 Không sử dụng biện pháp khoa học để xác định hung thủ (mẫu mắt, dấu vân tay và xác định ADN)
Nạn nhân bị chết trong tình trạng bị hành hung, hiếp dâm và thắt cổ bằng chính chiếc áo của mình. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không hề xác định mẫu vân tay, mẫu mắt hay giám định ADN tinh trùng trong người nạn nhân. Đối với những vụ trọng án, đây là những chi tiết hết sức quan trọng để xác định hung thủ. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng không hề nhắc đến những chứng cứ khoa học này.
3.7 Có dấu hiệu bức cung, dụ cung
Trong các phiên tòa, Lê Văn Mạnh đều phản cung, cho rằng mình bị đánh đập, tra tấn dã man trong trại giam. Lê Văn Mạnh tố cáo Nguyễn Kế Hiền bắt ép viết thư để nhờ Hiền gửi ra ngoài. Bức thư đó lại trở thành vật chứng để kết tội bị cáo. Ngoài ra, Mạnh còn tố cáo nhiều phạm nhân khác đánh đập, hành hung và dụ cung anh trong tù là Phạm Văn Bình và Trương Công Định. Hai người này lại trở thành nhân chứng khi ra tòa về việc “nghe Mạnh nhân tội trong tù”.
3.8 Không ghi ý kiến luật sư bào chữa trong phiên tòa phúc thẩm
3.9 Cơ quan công an thu giữ một chiếc quần sooc của Mạnh làm bằng chứng phạm tội. Tuy nhiên, những nhân chứng trong làng xác nhận rằng chiếc quần đó Mạnh mặc khi cùng nhiều người đi tìm xác Loan dọc sông Cầu Chày vào ngày 22/03. Chiếc quần đó bị rách và Mạnh vứt bỏ trước mặt nhiều người. Một thời gian sau, công an nhặt chiếc quần đó trong bụi cây và làm bằng chứng kết tội Hiếp dâm trẻ em của Mạnh.
4. 4 Mâu thuẫn trong nội dung bản cáo trạng:
4.1 Gia đình Mạnh có mất trâu hay không? Nếu mất những ai đi tìm, ai tìm ra?
Trong bản cáo trạng nói rằng buổi chiều hôm đó, em Lê Thị Lệ, 9 tuổi, em gái Mạnh đi chăn trâu và đã làm mất trâu. Sau đó Mạnh đi tìm trâu, thấy Loan và tiến hành phạm tội. Tuy nhiên, gia đình Mạnh khẳng định không hề có chuyện mất trâu. Em Lệ sau khi chăn trâu về thì mới nấu cơm. Như vậy có một sự mâu thuẫn lớn trong bản cáo trạng mà cơ quan tố tụng đưa ra. Giả sử có chuyện mất trâu thì Lệ có về nấu cơm hay đi tìm trâu? Trâu được tìm ra lúc nào? Ai là người tìm thấy?
4.2 Việc Mạnh lột quần nạn nhân đến 2 lần, trước và sau khi bế nạn nhân qua sông?
Trong bản cáo trạng nói rằng Mạnh lột quần nạn nhân để hiếp dâm, sau đó đánh ngất xỉu nạn nhân và bế qua sông. Sau khi bế qua tiếp tục lại lột quần nạn nhân và nhét vật mềm vào âm hộ. Vậy thì việc hiếp dâm như thế nào khi vẫn mặc quần để qua sông, sau đó bị cáo lại lột tiếp?
4.3 Việc em gái Lệ 9 tuổi thấy gì khi đang nấu cơm trong bếp và không thể nhìn ra vườn?
Nhà của gia đình Mạnh hình chữ L, bếp ở góc khuất. Việc Lệ đang nấu cơm thì không thể nhìn được ra vườn theo như bản khai mà điều tra viên làm việc với Lệ ( trong khi không hề có người giám hộ).
4.4 Thực nghiệm học sinh tiểu học đi bộ với tốc độ 1,389m/s là không khả thi.
Trong quá trình điều tra, công an tiến hành thực nghiệm việc một học sinh tiểu học đi từ trường học đến nhà Lê Thị Nhài, em gái Mạnh để xác định thời gian có thể Mạnh gây án. Quãng đường đó là 750m. Cơ quan công an xác định mất 9 phút. Tức là tốc độ 1,389m/s. Đối với học sinh tiểu học, điều này là khá vô lý. Chưa kể việc các em còn phải mất thời gian tan lớp và việc chơi đùa dọc đường.
4.5 Lấy lá thư nhận tội ra làm bằng chứng kết án, tuy nhiên những bức thư kêu oan không nhắc đến
Ngoài bức thư nhận tội gửi cho bố sau 03 ngày bị bắt mà Mạnh phản cung, Mạnh còn gửi ra khá nhiều những bức thư khác để cầu cứu và kêu oan. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ quan tâm đến duy nhất 01 bức thư nhận tội, còn những bức thư kêu cứu khác đều không được đoái hoài. Đặc biệt, cơ quan tố tụng còn dùng chính bức thư nhận tội làm bằng chứng kết tội Mạnh. Đây là điều không công bằng và trái luật.
4.6 Bắt em trai Mạnh là Lê Văn Cương vì đồng phạm, sau đó, ép cung sang tội cưỡng đoạt tài sản rồi kết án 09 tháng tù.
4.7 Mực nước thời điểm thực nghiệm là 1,7m; nhưng thực tế thời điểm xảy ra vụ án, mực nước rất cạn; chỉ tới đầu gối. Việc bế một người qua sông sâu 1,7m như thế nào khi Mạnh chỉ cao 1,68m; chưa tính mức lún của bùn.
Bản kết luận điều tra nói Mạnh bế nạn nhân Loan ở mực nước sâu 1,7m làm nạn nhân bị ngạt nước và chết. Thời điểm đó sông Cầu Chày mùa cạn nước, theo gia đình và nhân chứng kể lại, khi vớt được xác nạn nhân và lội qua sông mang về, sông chỉ lõm bõm nước. Như vậy việc thực nghiệm là không phù hợp với thực tế, nên bản kết luận điều tra như vậy cũng hoàn toàn thiếu tính thực tế.
Giả sử mực nước 1,7m là có thật, việc Mạnh (chỉ cao 1,68m) bế một người đi qua sông là không thể. Mà việc vừa bơi vừa vác người diễn ra như thế nào? Mất bao nhiêu thời gian để có phù hợp với hoàn cảnh thời gian hay không? Tuy nhiên, cơ quan điều tra không hề tiến hành thực nghiệm việc Mạnh bế nạn nhân qua sông ở mực nước 1,7m và xác định thời gian đi lẫn về mất bao lâu.
Trịnh Anh Tuấn
*
Le Van Manh’s case
I. Personal Information and Procedural History:
Name: Le Van Manh
Date of Birth: 25 December, 1982
Hometown: Thanh Hoa Province
Address: Village 4, Yen Thinh Ward, Yen Dinh District, Thanh Hoa Province
Occupation: Laborer

Family background:
Father: Le Van Chinh
Mother: Nguyen Thi Viet
Wife: Nguyen Thi Thanh Binh
Children: Le Van, son (born in 2004), and daughter, Le Thinh Ha (born in 2005)

The Trials, Appeals and Execution Notice:
Arrest Date: 20 April, 2005 at home (address as listed above)
Charges: 1) Murder, 2) Child rape, 3) Robbery
Conviction Date: 29 July, 2005
Sentence: The People Court of Thanh Hoa Province sentenced Manh to death after he was convicted of all three charges
Appeal Date: 27 October, 2005
Appeal Judgment: The Appellate Jurisdiction of the People Supreme Court in Hanoi overturned the conviction of the murder and child rape charges, remanded the case back to the People Court of Thanh Hoa Province for re-investigation.
Second trial: On 13 March, 2006, Manh was convicted of murder and robbery at his second trial by the People Court of Thanh Hoa Province. Manh again was sentenced to death.
Second appeal: On 26 July, 2006, the Appellate Jurisdiction of the People’s Supreme Court in Hanoi affirmed Manh’s conviction as well as his death sentence
Second remand: On 23 April, 2007, the President of the People’s Supreme
Procuracy Office objected and overruled Manh’s two previous convictions and remanded the case to the People Supreme Procuracy Office for re-investigation
Cassation’s Conclusion: On 04 June, 2007, the Council of Judges of the Supreme People's Supreme Court began the cassation process and overturned Manh’s previous two convictions, including the result of the last appellate decision on 26 July, 2007.
Third Trial: On 29 July, 2008, another trial held by the People Court of Thanh Hoa Province convicted Manh of murder and child rape and again sentenced him to death.
Third Appeal: On 25 November 2008, the Appellate Jurisdiction of the People Supreme Court in Hanoi affirmed Manh’s conviction as well as his death sentence.
Notice of Execution Date: On 16 October, 2015, the People Court of Thanh Hoa Province notified Manh’s family in writing of his execution date so that they could petition the authority to allow the return of his body to the family for burial. The last date to petition for his body is 26 October 2015, which is also the date of his execution.
II. Factual Background:
The Murder:
On 21 March 2005, Hoang Thi Loan, a woman, whose date of birth was 15 August 1991, was raped and murdered in Yen Thinh Ward, Yen Dinh District, Thanh Hoa Province. Accordingly, the victim, Loan, went to the bank of the Cau Chay river within the Yen Thinh Ward, to use the bathroom therein. By nightfall, her family realized that she has disappeared. The family organized a search for her then, but she could not be found. By 13:00 on 22 March, 2005, Loan’s body turned up at the bank of Cau Chay river within Xuan Minh Ward, Tho Xuan District, also in Thanh Hoa Province.
The Autopsy:
The autopsy of Loan concluded the followings:
- Contusions around the eyebrow and right eyelid
- Strangled marks determined to have been caused by victim’s own shirt
- Scratched armpits
- Damaged genital area, which also contained clammy substance
- Damaged and contused perineum
- Broken hymen
- Torn skins in the head

Further Conclusions, Factual and Procedural Background:
Moreover, the Criminal Science Institute of the Department of Police concluded that the victim’s vagina fluid contained a small amount of sperms. (BL 147).
On 30 March 2005, the Thanh Hoa Province’s Forensics Office concluded that Hoang Thi Loan died from strangulation with signs of water asphyxia, and that the victim was raped before she was killed. (BL-145-146).
On 20 April 2005, Le Van Manh was arrested pursuant to the temporary arrest warrant number 01 dated 14 April 2005 issued by the investigative police unit of Dong Nai Province on a suspected robbery charge and attempting to flee criminal custody.
On 23 April, 2005, a confession letter claimed to have been written by Le Van Manh to his father from his prison’s cell surfaced, admitting to the crimes. The police confiscated this letter as evidence of his guilt.
From 2005-2008, Le Van Manh has undergone a total of 7 court hearings, including 3 trials, 3 appeals and 1 cassation. In all of his court hearings, Manh vehemently denied all of the charges and retracted his earlier confessions, alleging that he was brutally beaten by both the police officers investigating his case as well as his cellmates.
On 16 October, 2015, Manh’s family received written notice from the People Court of Thanh Hoa Province regarding the procedures relating to his execution.
III. Procedural Errors:
During both the investigation and the criminal proceeding, the following errors are believed to have been committed against Manh:
- No DNA sample was taken from the sperms found inside victim’s vagina
- A child witness’ testimony was taken without his/her legal guardians/parents
- There were no other independent evidence besides the suspect’s own confession
- The time of death as stated in the investigation report of the crime scene and the forensics report does not match the evidence introduced at trial.
- The defendant objected to the defense lawyer assigned to him by the court, but the trial to proceed.
- No scientific evidence, such as fingerprints, DNA sample, etc. was collected at the scene to determine the suspect.
- There seems to be coercion and deceptive interrogation committed by the police during the investigation
- There is no transcript of the defense lawyer’s argument during trials.
- The pair of shorts which was placed into evidence after it was found by the police in a bush, was testified by other witnesses as the same pair
Manh has worn during the search for Loan's body on the 22nd of March. That pair of short was torn during the search, so Manh took it off and threw it away in front of many witnesses.
IV. Case Inconsistencies In The Criminal Complaint:
The criminal complaint by the People Procuracy Office contains numerous factual inconsistencies:
- Whether Manh’s family’s water buffalo was lost or not. If it was lost, then who went out to look for it and who ultimately found it?
- The illogical detail of Manh took down the victim’s pants twice
- Whether the 9 year old girl, Le, was able to see anything in the backyard if she was cooking in the kitchen and could not see the backyard at the same time.
- The reenactment of elementary students walking at 1,389m/s was an impossibility.
- The confession letter by Manh was used to convict him, but his other letters, declaring his innocence, were not allowed to be introduced as evidence at trial.
- Manh’s younger brother, Le Van Cuong, was also arrest as his co-conspirator, but later was coerced to confess that he committed the crime of extortion. Le Van Cuong was convicted of extortion and sentenced to 9 months in jail.
Translate by Tran Vi

Lee

Việt nam - nhân quyền ở đâu ?

Sáng nay, tại vườn hoa tượng đài Vua Lý, các gia đình có con là tử tù oan đã cũng nhau kéo ra đó tọa kháng kêu oan. Nhiều người dân tháy vậy cũng chia sẻ và cùng căng biểu ngữ kêu oan  cho các gia đình.
Đông đảo người dân chia sẻ với các gia đình có con là tử tù oan.

 Các gia đình của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh  - các tử tù oan gây bão dư luận thời gian gần đây khiến bộ mặt của nền tư pháp Việt nam vốn đã nhớp nháp nay càng nhớp nháp hơn. Cộng đồng mạng xã hội nóng rực tin tức về các vụ án oan này, hàng chục Luật sư nhân quyền đã ngay lập tức vào cuộc, gửi thư đến Chủ tịch nước yêu cầu hoãn thi hành án, xem xét lại hồ sơ minh bạch, khách quan. Tổ chức ân xá Quốc tế và báo chí Quốc tế cũng nhanh chóng vào cuộc, can thiệp đòi công lý cho các tử tù oan.
 Tuy nhiên điều lạ nhất là báo chí Việt nam dường như câm tịt trước các sự kiện này, mặc dù dân oan biểu tình , tọa kháng ngay giữa Thủ đô, cách báo Nhân dân của trung ương đảng cộng sản và Hà nội mới của thành ủy Hà nội chỉ vài trăm mét ! thật khốn nạn đến khó tin , khó có thể tưởng tượng được.


Côn an côn đồ bắt, khiêng mẹ Lê Văn Mạnh lên xe thùng !

Đàn áp cả trẻ em con của dân oan !

Đông đảo công an và côn đồ quận Hoàn kiếm và Hà đông đã hành hung , cướp băng rôn, bắt Mẹ của Lê Văn Mạnh lên xe chở đi. Hôm trước tại tòa tối cao cũng vậy, chúng vô cảm và côn đồ quá mức giới hạn ! Chúng đứa lôi, đứa cướp đồ, đứa ghi hình, thật tởm lợm cho một lũ người ngợm quái thai do cộng sản biến chúng ra vậy.

  Tới chiều nay, các Luật sư cho biết đã tìm được Luật sư từng tham gia vụ án Lê Văn Mạnh, hồ sơ còn đủ, nhiều khuất tất nàm trong vụ án sẽ ngay lập tức được hàng chục Luật sư nhân quyền mổ sẻ và đưa ra trước công luận, đòi lại công lý cho các tử tù oan, phán xét các quan chức tòa án và công an Thanh hóa trong một ngày gần đây.
 Tin từ báo Tuổi trẻ cho biết : đã khởi tố Thẩm phán vụ ông Chấn Bắc giang, công luận sẽ rất nóng khi vụ này được mang ra xét xử.

Lee Nguyen.




Hàng loạt Luật sư gửi thư tới Chủ tịch nước yêu cầu hoãn án tử hình.

Một loạt các luật sư ký đơn gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án tử hình với tử tù Lê Văn Mạnh để "tránh hàm oan người vô tội".

Hiện đã có quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thi hành án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh, người bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản, vào ngày 26/10.

Trong thư đề nghị hoãn thi hành án các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Thị Huệ và Hà Minh Tú viết hôm 22/10:

"Chúng tôi nhận thấy trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa.

Điều này đã vi phạm quỵ định tại khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:

"Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội".

Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của tử tù, nói trong một video trên YouTube rằng con bà bị đưa đi trái phép và bị hành hung trong quá trình hỏi cung ở Thanh Hóa:

"Bắt con tôi là không có lệnh bắt, không có giấy triệu tập, áp giải con tôi xuống đánh, ép cung bắt con tôi phải nhận.

"Nó sợ chết, đánh nó ngất đi sống lại, tát nước vào mặt nó nó tỉnh lại bắt đầu thòng lòng cổ treo nó lên đánh tiếp, nó sợ chết nó phải nhận."

Các luật sư cũng nói bà Việt và bà Lê Thị Nhài, chị gái của ông Mạnh, "là những người biết rõ Mạnh có bằng chứng ngoại phạm và xác nhận Mạnh không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án" nhưng các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cuối cùng "đều không đề cập tới những lời khai có lợi này cho bị cáo".

BBC Tiếng Việt t

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Tin nóng về việc cộng sản đàn áp dân oan, cướp phá Dòng Mến Thánh Giá.

  Tin cập nhật lúc 15 giờ :
Cộng sản đã phải trả tự do cho bà con dân oan lúc 14 giờ, bà con tiếp tục tuần hành về Ngô Thì Nhậm với băng rôn biểu ngữ kêu oan, tố cáo cộng sản vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.



Tại Hà nội sáng nay hàng trăm dân oan đã cùng gia đình các tử tù oan kéo đến trụ sở tòa tối cao cộng sản ở Đội Cấn để biểu tình, cùng gia đình các tử tù oan tố cáo bọn cộng sản Thanh hóa, Long An, Hải phòng tạo dựng án oan, giết dân vô tội.
 Cộng sản Hà nội đã cho côn đồ là công an giả danh đến bao vây, cướp băng rôn khẩu hiệu và bắt hơn hai chục dân oan mang về số 6 Quang trung. Hiện chúng đang câu lưu bà con tại đó, cà thành viên của nhóm Cơm dân oan, phóng viên tự do là Thảo và Trương Dũng cũng bị côn đồ bắt mang về đó.


 Tại Sài gòn, các nữ tu Dòng Mến Thánh giá vẫn tiếp tục căng băng rôn giữ đất, mặc cho cộng sản cho côn đồ, máy móc đến gây rối, đập phá trường Dòng.




Xem thêm :

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Thanh hoá tiếp bước Long an, Hải phòng... Giết người vô cớ !

   Công luận gần đây liên tục phẫn nộ khi cộng đồng mạng xã hội và báo chí lôi ra ánh sáng các vụ án oan động trời, từ ông Chấn ở Bắc Giang, ông Huỳnh Văn Nén, các Thanh niên  ở Chương Mỹ bị vu tội hiệp dâm, vụ Hồ Duy Hải tại Long An rồi nữa Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương... Nay tiếp theo Thanh hoá với vụ của Lê Văn Mạnh !

  Gia đình và thân nhân của các nạn nhân phải nhiều năm đi khắp các cấp từ địa phương đến trung ương để kêu oan, yêu cầu xem xét nhưng dường như hầu hết các cấp đều sợ trách nhiệm và vô cảm với việc kêu cứu, khiếu nại của gia đình cùng sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận.

Vụ Đỗ Đăng Dư - tiếp tục thêm hồi ly kỳ,, thí tốt quản giáo .




Tướng Chung: Làm rõ trách nhiệm quản giáo vụ Đỗ Đăng Dư

VietnamNet  27 

Giám đốc Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung khẳng
định trong quá trình điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ quản giáo vụ Đỗ Đăng Dư. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.
Ông Nguyễn Đức Chung trả lời báo chí bên lề họp tổ QH sáng nay về vụ việc Đỗ Đăng Dư bị chết trong trại tạm giam ở huyện Chương Mỹ.

Tin nóng : cộng sản cướp Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm !






SOS: Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang bị nhà cầm quyền đập phá

Đăng ngày 



SOS –  Sáng nay, ngày 22/10/2015, gần 50 công an kéo đến bảo kê cho người đập phá cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Q.2. Những cơ sở này từng là trường học của các Nữ tu, sau 1975 bị ép cho mượn làm trường học. Nay dù không còn hoạt động từ tháng 9/2011 nhưng cộng sản vẫn nhất định không trả lại cho chủ nhân, mà đem bán cho tư nhân khai thác, sử dụng.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Huế - Tước danh hiệu công an nhân dân vì đánh trẻ em.

Tước danh hiệu CAND thiếu úy đánh bé 11 tuổi.

( Báo Lao động ) 
22/06/2011 23:59

(NLĐO)- Công an TP Huế đề xuất tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang, cách chức phó trưởng Công an phường Thủy Xuân đối với trung tá Nguyễn Ánh.

Ngày 22-6, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết đã có buổi làm việc trực tiếp với thượng tá Đặng Ngọc Sơn, Trưởng Công an TP Huế về vấn đề xử lý những cán bộ của Công an phường Thủy Xuân có liên quan đến vụ đánh cháu Ngô Đình Phát (11 tuổi) phải nhập viện điều trị dài ngày. 
Công an TP Huế xác định, việc thiếu úy Quang, Công an phường Thủy Xuân đánh cháu Phát là có thật

Theo đó, Công an TP Huế đã cung cấp kết luận điều tra xác định việc thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang, cảnh sát khu vực 5, Công an phường Thủy Xuân, đánh cháu Phát là có thật. 

Thiếu úy Quang đã vi phạm quy trình, quy định, quy chế của ngành, gây hậu quả nghiêm trọng, gây tác động xấu đến dư luận xã hội. 

Hội đồng tư vấn kỷ luật, Công an TP Huế đã họp và thống nhất đề xuất lên Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế hình thức xử lý tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thiếu uý Quang. 

Công an TP Huế còn đề nghị cách chức Phó trưởng Công an phường Thủy Xuân đối với trung tá Nguyễn Ánh do thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, không kịp thời ngăn chặn vụ việc. 
Q.Nhật

Quan huyện ăn đất - quan tỉnh, quan bộ ăn gì ?

Mới chủ tịch huyện mà đã "nuốt" hàng chục tỷ ..vậy mấy quan to hơn thì hàng trăm tỉ....

Lợi dụng chức vụ mà cựu chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã "nuốt" hàng chục tỷ khiến mọi người sửng sốt khi hắn ta bị khui ra. Sáng nay, 20/10, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 46), Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét nhà và nơi làm Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh. Ông ta bị buộc tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chờ một bản án không nhỏ.

Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB tại Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng với tổng số tiền hơn 537 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bổng cùng thuộc cấp của mình hợp thức hóa 81ha do xã quản lý cho 678 hộ dân thuộc các xã Kỳ Long, Kỳ Lợi với số tiền lên tới 30 tỷ đồng.

Những đối tượng này đã cho các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng số tiền 30 tỷ đồng, trái quy định về bồi thường, hỗ trợ, gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền nêu trên, các đối tượng đã chi tiêu vào mục đích cá nhân.

Liên quan đến vụ việc này, Phòng PC 46 đã khởi tố Phạm Huy Tường - nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, Lê Anh Đức - nguyên Cán bộ Hội đồng Bồi thường tái định cư huyện Kỳ Anh, Lê Hữu Diện - nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long và Bùi Quang Hà - Nguyên Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Long.

Tháng 5/2015, ông Nguyễn Văn Bổng được điều động giữ chức Trưởng ban chuyên trách giải quyết tồn đọng Kỳ Anh.

Hiện ông Nguyễn Văn Bổng được cho tại ngoại để phục vụ quá trình điều tra.

(st)

Chính quyền hay bọn thảo khấu ?

 Chương Mỹ Hà nội - Gửi giấy mời lên Ủy ban Nhân dân xã để chia buồn ??

Gia đình em Đỗ Đăng Dư nhận được giấy mời ngày hôm qua yêu cầu sáng hôm nay phải lên ủy ban Nhân dân xã Chương Mỹ , và theo lệ làm việc láo lếu thường tình của đảng và nhà nước ta thì giấy mời chẳng hề ghi rõ nội dung được mời lên để làm gì .

Gia đình lo lắng không biết công an và chính quyền xã lại muốn dở trò gì nữa , vì từ ngày em Dư bị bắt vào trại tạm giam Xa La gia đình chưa được lúc nào yên ổn . Thời gian em Dư còn sống và còn bị giam tại trại thì gia đình nhận được tin phải đem tiền đến nộp cho cán bộ trại giam , bảo là phải có để mua nhu yếu phẩm gì đấy . Nghe nói là số tiền đến 7 triệu . Bà Đỗ Thị Mai mẹ của Dư không có đủ để đóng phải chạy đi vay lãi cao để gửi vào cho cán bộ .


Đến khi em Dư bị đánh hôn mê đưa vào bệnh viện thì công an lại liên tục xách nhiễu gia đình . Hết canh gác không cho vào thăm , không cho chụp hình , rồi nửa đêm 11 giờ khuya còn đến tìm bắt phải ký những giấy tờ gì mà gia đình không rõ nội dung .

Trong khi đó thì công an Xa La đã tùy tiện gán ghép cho Dư thêm 4 tội danh trộm cắp nữa và quyết định khởi tố hình sự mà không hề thông báo cho gia đình biết , mặc dù em còn ở tuổi vị thành niên và số tiền bắt quả tang ăn trộm quá ít , lẽ ra không đủ cơ sở để kết án .

Sau khi Dư chết rồi thì công an càng ra tay xách nhiễu càng mạnh hơn . Hàng chục công an sắc phục và thường phục bao quanh bệnh viện và nhà xác . Có cả đám dư luận viên được cử đến phá rối . Mặc dù giám định pháp y không đầy đủ chi tiết khiến cho luật sư chứng kiến không hài lòng và không ký nhưng công an vẫn khuyến cáo gia đình phải đem em đi chôn ngay trong đêm .

Những ngày tiếp theo công an vẫn tăng cường bao vây quanh nhà , đứng chặn từ đầu ngõ , và công an chìm mặc thường phục đã gây sự đánh đập những người đến thăm và thắp nhang , chia buồn cùng với gia đình . Sau đó khi nghe tin gia đình liên lạc với Cao Ủy Liên Hiệp Quốc nhờ xin giúp đỡ thì công an lại 2 lần đến nhà khuyến cáo bà Mai rút đơn thì sẽ nhận được tiền bồi thường , còn không rút thì không có gì hết !

Với ngần ấy thành tích sách nhiễu và hành hạ , khủng bố người dân thì khi gia đình em Dư nhận được giấy mời lên Ủy ban xã thì đương nhiên họ phải lo sợ , nghi ngờ và cảm thấy rất bất an . Bà Mai đã hỏi ý kiến luật sư và Luật sư Ngô Ngọc Trai đã đồng ý đi cùng với bà . Không rõ ông Quyền , phó chủ tịch xã , định mời bà Mai lên để làm gì , nhưng khi thấy có luật sư đi cùng thì lại ngọt ngào giả lả nói rằng mời lên để chia buồn và để hỏi xem gia đình bà muốn gì ????

Đời thuở nào con nhỏ bị đánh chết oan trong trại giam của địa phương mà đại diện Ủy ban Nhân dân lại gọi lên văn phòng để chia buồn ? rồi lại còn hỏi gia đình muốn gì ? Bộ ông Phó chủ tịch xã không biết luật , không biết trường hợp như thế thì nhà chức trách phải làm gì hay sao mà lại phải hỏi gia đình ? Đương nhiên là gia đình muốn đòi công lý cho con , đòi bắt và xử tội những kẻ nào đã tham gia đánh chết em Dư và đòi hỏi bồi thường xứng đáng chớ còn muốn cái gì nữa ?

Cuối cùng ông phó chủ tịch xã hỏi thăm gia đình làm sao mà biết tiếp cận luật sư ? Ai chỉ vẽ cho hay là ai xúi giục ? Đúng là câu hỏi ngu nhất , ác nhất của chính quyền CS . Người dân 1 nước có Hiến pháp , có luật pháp thì đương nhiên gặp chuyện có quyền mướn luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình . Chính công an khi bắt em Dư có nhiệm vụ cho em và gia đình biết là họ có quyền mời luật sư chứ làm sao mà tiếp cận ?

Hẳn ông Quyền  định vu cáo cho " thế lực phản động " xúi giục đi tìm luật sư à ? Hay ông muốn biết người dân làm cách nào để biết tiếp cận luật sư để ông và đảng của ông lần sau ngăn chận hết , khỏi cho dân nào tiếp cận được với luật sư để muôn đời ngu muội cho các ông dễ trị , dễ đàn áp , dễ lừa bịp ?

Ngọc Nhi 

Côn an côn đồ Hải phòng đàn áp dân oan khiếu kiện.

KÍNH THÔNG BÁO
VỚI TOÀN THỂ BÀ CON TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
 CÙNG CÁC CẤP CAO ỦY NHÂN QUYỀN



Sáng hôm nay ngày 21/09/2015  tôi cùng một số bà con khai hoang vỡ hóa tại khu đất sát cạnh sân bay cát bi hải phòng , cùng nhau lên văn phòng tiếp dân  thành phố Hải Phòng. Yêu cầu Ông chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phải giải quyết đơn của các hộ dân nuôi trồng thủy sản chúng tôi TỐ CÁO chủ tịch UBND Phạm Văn Hưởng. Chủ tịch HĐBT Phạm Chí Bắc. Phó giám đốc TTPTQ đất  Nguyễn Xuân Dũng Quận Hải An tp Hải Phòng. Cùng Tên Nguyễn Thái Thịnh tiểu đoàn trưởng  tiểu đoàn  BĐKT sân bay cát bi Quân Đội nhân dân Việt Nam sư đoàn 371 quân chủng phòng không không quân. THAM NHŨNG CHIẾM ĐOẠT, HỦY  HOẠI TÀI SẢN,KHAI KHỐNG TÀI SẢN CỦA CÔNG DÂN.để tham nhũng chiếm đoạt tài sản của  Nhà Nước Và của công dân có tổ chức công khai trắng trợn.

Cảnh sát giao thông giết người sau khi tranh cãi đúng sai !

Chết sau khi cự cãi với CSGT: ‘Nguyên nhân chết do vỡ ruột non’

PHƯƠNG LOAN - Thứ Tư, ngày 21/10/2015 - 07:00
(PL)- Kết quả điều tra bổ sung xác định “Nguyên nhân dẫn đến cái chết là do vỡ ruột non, còn việc sặc thức ăn vào đường thở là cơ chế dẫn đến cái chết” (!?).
Theo dự kiến, sáng 17-11, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Phạm Sỹ Hoài Như (nguyên thượng úy thuộc Đội CSGT Công an quận Tân Bình) và bốn bị can khác ra xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích.
Trước đó, quá trình thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, tòa đã trả hồ sơ để yêu cầu giải thích lại kết quả giám định. Theo tòa, cần có sự lý giải rõ ràng về nguyên nhân và cơ chế gây nên cái chết của người bị hại. Kết quả điều tra bổ sung xác định: “Nguyên nhân dẫn đến cái chết là do vỡ ruột non, còn việc sặc thức ăn vào đường thở là cơ chế dẫn đến cái chết”. VKSND TP.HCM đã giữ nguyên nội dung cáo trạng truy tố như ban đầu.
Theo cáo trạng, đêm 25-6-2014, tổ tuần tra do Như làm tổ trưởng chốt tại giao lộ Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý (phường 13, quận Tân Bình) đã dừng xe của ông Nguyễn Văn Chín do thấy ông có biểu hiện sử dụng rượu, bia. Ông Chín không đồng ý ký biên bản và la lối. Lúc này Như gọi Nguyễn Minh Chung (người quen của Như, vừa ra tù về tội cướp giật tài sản) đến giải quyết bằng cách đánh dằn mặt. Chung gọi theo Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương và Trần Đức Vững đến... Nhóm của Chung đã gọi ông Chín ra một nơi khác rồi lao vào đánh.
Nạn nhân đượca đưa đi cấp cứu nhưng đã chết tại bệnh viện. Giám định pháp y kết luận nguyên nhân chết: Vỡ ruột non do chấn thương. Cơ chế chết: Sặc thức ăn vào đường thở.
Lời khai của Chung trong hồ sơ thể hiện: Sau khi Như biết ông Chín chết, Như đã đến gặp Chung và đề nghị Chung nhận hết hành vi. Đổi lại, Như sẽ cho Chung 200 triệu đồng và lo cho gia đình của Chung. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau tại quán nước và tại nhà của Chung…
Cáo trạng cũng xác định theo kết luận điều tra, Như không nhận đã dùng điện thoại gọi Chung đến để đánh thị uy ông Chín. Như khai chỉ nhờ Chung đến giúp đỡ CSGT đưa ông Chín về nhà.
Ngày 11-9-2014, Như bị tước danh hiệu công an nhân dân. Ngày 7-11-2014, Như bị khởi tố, bắt tạm giam. Hiện Như được thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vì theo VKSND TP.HCM thì “không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với Như”.
Sáng 20-10, vợ của nạn nhân Chín đã tiếp tục nộp đơn phản đối việc cho Như tại ngoại vì Như là bị cáo đầu vụ. Đồng thời, bà cũng yêu cầu chuyển tội danh truy tố Như thành tội giết người do “nạn nhân bất tỉnh rồi mà vẫn bị đá vào ngực liên tiếp”.
PHƯƠNG LOAN

Dư luận viên ăn cám đảng bị cộng đồng mạng ném đá.

CÁI ĐỊT MẸ MÀY THẰNG CHÓ HỒ CHÍ MINH (HỒ QUANG CHINESE SHIT)!



Trước hết Thùy Trang xin lỗi các bậc trưởng thượng, các bạn thân quen. Lý do Thùy Trang chửi Cẩu Tặc Hồ Chí Minh là vì ngày hôm nay bọn Dư Lợn Viên đã tập trung đánh phá anh Nguyễn Lân Thắng khắp Internet, Facebook, youtube ...
Hôm nay Thùy Trang xin phá lệ chửi bậy là vì sự chơi dơ và hèn hạ của đám DLV. Anh Nguyễn Lân Thắng cầm tấm hình HCM bỉu môi là một trạng thái rất bình thường ở các nước Dân Chủ Văn Minh trên thế giới, tuy nhiên ở nước XHCNVN thì bọn thảo khấu CSVN cho rằng "xúc phạm lãnh tụ".
Vì thái độ tôn thờ lãnh tụ quá đáng như đảng CS Bắc Hàn và Việt Cộng đã làm ngu muội 90 triệu nhân dân VN và chúng ta cần lên án hành động phản Dân Chủ nầy của bọn CSVN.
Thùy Trang xin phép các bạn trước để chửi vào mặt thằng chó Hồ Chí Minh lãnh tụ của đám Dư Lợn Viên xem bọn nầy có nhảy tưng lên hơn tấm hình của anh Nguyễn Lân Thắng không.
Xin các bạn hãy chung lòng đứng lên bênh vực và bảo vệ cho anh Nguyễn Lân Thắng trước âm mưu đe dọa hành hung nầy.
Thân ái
Nguyễn Thùy Trang

Luật sư nhận bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng

TÔI NHẬN BÀO CHỮA CHO NGUYỄN VIẾT DŨNG
Tôi vừa nhận được Giấy đề nghị luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Viết Dũng viết từ trại giam Hỏa Lò, nhờ luật sư Trần Thu Nam gửi cho tôi qua đường bưu điện.

  Bị can Nguyễn Viết Dũng bị Công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
Diễn biến sự việc như sau: Nguyễn Viết Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Sau khi bị đuổi học Nguyễn Viết Dũng trở về nhà làm nông phụ giúp gia đình, trong thời gian bố mẹ đi làm thuê vắng nhà, Nguyễn Viết Dũng đã hai lần tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà, vì nhà của Dũng nằm ở trung tâm địa bàn giáp ranh ba xã (xã Phúc Thành - xã Hậu Thành - xã Lăng Thành) nên rất nhiều người dân nhìn thấy lá cờ, hiếu kỳ đến xem rất đông, cùng với lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền, đã làm náo động cả một vùng quê.
Sáng ngày 12/4/2015, Nguyễn Viết Dũng đi cùng một nhóm bạn mặc áo thun đen có in hình biểu tượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước ngực, đến vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội thì bị bắt giữ, tính đến nay đã hơn 6 tháng.
Không biết kết quả phiên tòa sắp tới sẽ như thế nào, nhưng với tư cách là một luật sư tôi sẽ làm hết khả năng của mình, để bào chữa cho chàng trai lắm tài nhiều tật thật hiếm thấy này
LS Võ An Đôn

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Phụ nữ dân oan biểu tình tại Hà nội ngày 20 tháng 10

Sáng nay hàng trăm dân oan trong đó số đông là phụ nữ đã biểu tình tại trung tâm thủ đô, họ đòi đất, đòi xử lý quan lại địa phương tham nhũng, cướp đất đai tài sản của dân.
 Dân oan cũng căng khẩu hiệu yêu cầu sửa Hiến pháp , các điều về sở hữu đất đai đang tiếp tay cho chính quyền quan chức ăn cướp đất của dân ở khắp các tỉnh thành.
Ảnh từ các CTV  hiện trường gửi về :












  Cuộc biểu tình diễn ra chỉ được hơn chục phút thì các lực lượng công an, côn đồ Hà nội đã ập đến, mang xe buyt bắt bà con lên xe và chở đi đâu chưa rõ. 

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Vụ công an giết Đỗ Đăng Dư - các luật sư sẽ làm hết mình.



LUẬT SƯ VỤ ĐỖ ĐĂNG DƯ HỨA
"S Ẽ  L À M  H Ế T  M Ì N H "
(BBC)
18-10-2015
*****

Một luật sư trong vụ bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của Công an Hà Nội nói các luật sư ‘sẽ làm tất cả’ để đảm bảo cho sự thực khách quan trong vụ việc được đưa ra ánh sáng.

Trao đổi với BBC tuần này, Luật sư Trần Thu Nam, một trong mười bốn luật sư đã gửi thư kiến nghị lên chính quyền về vụ Đỗ Đăng Dư và là luật được gia đình nạn nhân, bị hại trong trại giam này mời bảo vệ lợi ích hợp pháp trong vụ án, nói:

“Chúng tôi đã vào cuộc một cách nhanh chóng, sau khi làm đơn trình báo của các luật sư, thì hôm nay, tất cả các luật sư đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu Dư, cho gia đình người bị hại trong vụ án mà cháu Dư bị đánh chết,” luật sư nói với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.

“Tiếp theo nữa, chúng tôi đã soạn những văn bản gửi các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Chương Mỹ để yêu cầu cung cấp cho gia đình những văn bản tố tụng như là các lệnh bắt giữ, rồi các lệnh tạm giam, rồi các lệnh khởi tố đối với cháu Dư trong hồ sơ vụ án mà cháu Dư là bị can vụ án trộm cắp.

“Để chúng tôi đánh giá xem việc mà đã tạm giữ, tạm giam của cháu Dư đã có đúng pháp luật hay không và chúng tôi sẽ làm tất cả những việc theo trình tự quy định của pháp luật để xác định ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Dư có đúng là cháu Vũ Văn Bình đánh không, hay là những đối tượng nào khác, thì chúng tôi sẽ phải xác định…”, ông Trần Thu Nam nói với BBC.

Hôm 12/10, một thư kiến nghị dưới dạng ‘Đơn trình báo’ đã được nhóm luật sư 14 người thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong đó có các luật sư Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Hà Luân, Hoàng Văn Hướng, Phan Hữu Thư, đã được gửi tới Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đề nghị chính quyền điều tra, xác minh vụ việc.

Tiếp tục trợ giúp

Hôm thứ Sáu, trên trang Facebook cá nhân của mình, Luật sư Trần Thu Nam cập nhật thêm về việc các luật sư tiếp tục trợ giúp trong vụ án Đỗ Đăng Dư.

Ông viết: “Hiện nay có thêm Công ty Luật TNHH (Trách nhiệm Hữu hạn) Quốc tế Hồng Thái và Cộng sự của Luật sư Nguyễn Hồng Thái sẵn sàng tham gia tố tụng hoặc các kiến nghị khác để trợ giúp cho gia đình.

“Ngoài ra, còn hai nữ Luật sư sẵn sàng sát cánh cùng người phụ nữ mất con là bà Đỗ Thị Mai trong vụ án.

“Tôi sẽ thông báo các thông tin này đến gia đình bà Mai biết để làm các thủ tục mời Luật sư theo Luật định.

“Khi nào hoàn tất các thủ tục tôi sẽ công khai danh tính của các nữ Luật sư sau.

“Chúng tôi, các Luật sư xin chia sẻ nỗi đau mất mát cùng cha, mẹ của cháu Đỗ Đăng Dư!”, Facebook của Luật sư Nam viết.

Tin cho hay, gia đình nạn nhân là bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư, người bị thiệt mạng hôm 10/10 trong Trại Giam số 3 ở Hà Nội, đã gửi đơn cầu cứu tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc.

Trong lá đơn được gửi một tuần sau cái chết của con trai mình, bà Đỗ Thị Mai, mẹ của nạn nhân hôm 16/10 đã yêu cầu làm sáng tỏ cái chết. Lá đơn viết:

“Ngày 10/10/2015, con trai tôi là Đỗ Đăng Dư đã tử vong sau hơn hai tháng bị tạm giam trại tạm giam số 3 Công an thành phố Hà Nội.

“Cái chết của con trai tôi quá nhiều uẩn khúc, gia đình tôi không tin rằng con trai tôi bị bạn tù đánh chết.”

Công an Chương Mỹ giả côn đồ hành hung dân đến viếng em Dư. 

Có nhiều dấu hỏi

Blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) từ Đức cho rằng có thể nạn nhân Đỗ Đăng Dư đã qua đời sớm hơn ngày 10/10 không như những gì đã được loan báo.
Blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) từ Đức cho rằng có thể nạn nhân Đỗ Đăng Dư đã qua đời sớm hơn ngày 10/10 không như những gì đã được loan báo. Photo: FB Bui Thanh Hieu
Tại bàn tròn trực tuyến của BBC hôm 15/10, ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, một trong số nhiều nhà hoạt động trên mạng xã hội đã theo dõi và bình luận về vụ Đỗ Đăng Dư, cho rằng có nhiều ‘dấu hỏi và mâu thuẫn’ trong vụ nạn nhân này bị một ‘bạn tù đánh chết’ trong trại tạm giam.

Trình bày quan điểm dưới dạng những giả thuyết, blogger từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức nói:

“Bà (Đỗ Thị) Mai mẹ của cháu Dư có nói rằng lúc 10h ngày 4/10, công an gọi bà đến trại giam để nhìn thấy con, cái sự việc bị đánh này xảy ra lúc 8h30 theo báo chí (Việt Nam), đến 10h, công an gọi bà đến trại để nhìn con, tất cả những kinh nghiệm của tôi ở trong trại giam (cho thấy rằng) không bao giờ công an người ta gọi người nhà đến ngay lập tức như thế, trừ trường hợp đã tử vong.

“Và ở trong vấn đề này, bà Mai nói rằng khi bà đến nơi rồi, bà nhìn thấy con bà không nói năng gì và đang nằm bất tỉnh, có thể bà Mai chưa thể khẳng định được rằng con bà còn sống lúc ấy hay không. Cho nên tôi hỏi rằng sau đấy một quá trình người ta chuyển đi thì không ai thấy cháu Dư đều ở trạng thái mê man, bất tỉnh, mà nhiều người nói rằng là có nước vàng rỉ ra.

“Tôi nghĩ nguyên nhân tử vong này bây giờ phải làm rõ ràng nó xảy ra lúc 18h30 của ngày 10/10 hay nó xảy ra ngay lúc mà xảy ra sự việc, tức là 8h30 ngày 4/10 xảy ra sự việc ‘đánh nhau’? Mười giờ thì công an gọi bà Mai vào. Tất cả những trường hợp mà tôi đã từng kinh qua trong các nhà tù, thì không bao giờ… Ở trong nhà tù thì họ đánh nhau nhiều và đi viện rất là nhiều, và họ thậm chí vài ba ngày hôm sau họ về, họ cũng chẳng báo gia đình.

“Bệnh viện lại đưa người tù đó trở về, còn trường hợp bị gãy xương tay phải bó bột, hoặc là liệt tay, liệt chân, thì cũng phải một, hai tháng sau người nhà lên thăm thì mới biết, chứ họ không bao giờ họ gọi. Ở trong trường hợp này có một điểm rất đặc biệt, trái với mọi quy luật bình thường là chỉ 8h30 xảy ra việc đánh nhau, 10h công an đã gọi gia đình lên, và gia đình lên chỉ nhìn thấy cháu Dư đang ở trong trạng thái bất tỉnh, và từ lúc 10h của ngày 4/10 ấy đến lúc nhận xác đều hoàn toàn bất tỉnh.

“Cho nên tôi nghĩ rằng, thời điểm của cái chết này cần phải làm rõ. Cái việc mà khám tử thi, cháu Dư đã nằm ở trong một thời gian điều trị, thì các bác sỹ có thể chụp siêu âm, cắt lớp, họ có thể xác định được nguyên nhân tử vong hay nguyên nhân bệnh lý, hoàn toàn họ có thể xác định được rồi, ngay ở trong thời điểm mà họ ở bệnh viện rồi, cho nên việc khám nghiệm tử thi, tôi hoàn toàn tôi thấy rằng việc ấy chỉ mang tính chất thủ tục,” ông Bùi Thanh Hiếu nêu quan điểm.

Điều không bình thường

Luật sư Trần Quốc Thuận nói vụ Đỗ Đăng Dư đã đang làm công luận liên hệ tới ít nhất 226 người bị chết trong các trại giam ở Việt Nam vài năm trở lại đây.
Luật sư Trần Quốc Thuận nói vụ Đỗ Đăng Dư đã đang làm công luận liên hệ tới ít nhất 226 người bị chết trong các trại giam ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Photo: giaoduc.net.vn
Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, bình luận về vụ án, ông nói: “Bà Đỗ Thị Mai được gọi vào và vào thì không cho vào, ở đây gọi vào bảo là con bị bệnh thế này, thế kia, thế thì gọi vào như vậy, tôi cho là một hiện tượng không bình thường.

“Bởi trong trại giam, chuyện đánh đập bị thương tật, như có luật sư mới trình bày, như (ý kiến) của anh Bùi Thanh Hiếu trình bày, thì tôi cho rằng chuyện đánh nhau trong trại giam rồi bị thương tật này kia, nhưng mà tự nhiên có người gọi gia đình chạy vào rồi thế này, thế kia, thì đó là… những hiện tượng đó không bình thường.

“Những hiện tượng đó làm cho người ta liên hệ đến là trong các năm vừa qua đến 226 người bị bắt, rồi bị chết trong trại giam vì lý do này, vì lý do khác, v.v… người ta suy nghĩ đến chuyện đó. Cho nên tôi nghĩ người ta sốt ruột rồi cho… công an nên an toàn trong các trại giam, đây là trại giam của các trẻ em vị thành niên, tức là dưới 18 tuổi, thì dĩ nhiên là trong thông báo mà báo chí đăng, dường như đọc, thấy nó có vẻ hoàn toàn là đúng luật cả.

“Nào phê chuẩn trại giam thiếu niên, rồi ba cháu kia (giam chung) cũng thiếu niên này kia, thì hình như không có chuyện gì. Nhưng mà (cái) tự nhiên không có chuyện gì đó, cần phải điều tra nó có chuyện gì trong cái không có chuyện gì đó,” Luật sư Thuận nói với BBC.

Hôm thứ Năm, từ Đà Nẵng, blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất cũng bình luận thêm về vụ Đỗ Đăng Dư, đặc biệt là từ góc nhìn, động thái của giới luật sư và giới báo chí, ông đề xuất cần làm gì để làm giảm thiểu các vụ việc như đã xảy ra với bị can vị thành niên mới tử vong ở tuổi 17 ở Hà Nội.

“Trong những vụ việc như thế này, thì làm sao để hai lực lượng chúng ta tự tham gia thế nào để làm đối trọng, để làm giảm bớt cái oan sai và những cái gọi là tự tung, tự tác ở phía cơ quan điều tra. Đó là lực lượng luật sư và báo chí,” ông Trương Duy Nhất nói.

Tuần qua, trên mạng xã hội và dư luận tiếp tục có nhiều bình luận về vụ việc Đỗ Đăng Dư bị thiệt mạng, một số cho rằng chính quyền nên có lời xin lỗi ‘công khai’ và ngay lập tức trước với gia đình nạn nhân trên truyền thông đại chúng về việc để vị thành niên này bị chết trong trại tạm giam, thay vì là ‘giữ im lặng’.

Cũng có những ý kiến khác đặt dấu hỏi về việc liệu lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đã ‘làm tròn trách’ nhiệm hay chưa trong vụ Đỗ Đăng Dư, trong khi đó, việc để tới ít nhất 226 nạn nhân thiệt mạng trong các trại giam trong vài ba năm trở lại đây, theo số liệu được truyền thông Việt Nam loan bố, có thuộc ‘pham vi trách nhiệm’ của lãnh đạo Bộ công an và ngành này hay là không?